Thực trang và giải pháp giảm khí thải từ phương tiện giao thông
Những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh kéo theo khí thải từ phương tiện giao thông cũng tăng theo. Từ đó gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
Nội dung tóm tắt
Khí thải từ phương tiện giao thông tác nhân lớn gây ô nhiễm không khí
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 70-90% ô nhiễm không khí đô thị là từ các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp và sinh hoạt chỉ chiếm 10-30%. Hai khu vực ô nhiễm nhất là Hà Nội và TP.HCM, chỉ số ô nhiễm không khí lúc nào cũng ở mức 152-156, còn vào giờ giao thông cao điểm phải lên tới gần 200.
Việt Nam đang xếp thứ 4 trên thế giới về số xe máy được sử dụng làm phương tiện. Thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên toàn quốc có khoảng 37 triệu xe máy và 2 triệu xe ôtô. Đây là những xe đã đăng ký, còn những xe chưa đăng ký nhưng lưu hành thì chưa kể (xe máy). Điều đó đồng nghĩa với việc lượng phát thải khí độc từ phương tiện được coi là chính ở Việt Nam rất… khủng khiếp, khác hẳn với những quốc gia phát triển trên thế giới.
Xem thêm: Khí thải cfcs là gì
Một tính toán khác tại 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM cho thấy, xe máy chiếm 95% về số lượng, chỉ tiêu thụ 56% xăng nhưng lại thải ra 94% Hyđrô cácbon (HC); 87% cácbon ôxit (CO); 57% ôxit Nitơ (Nox)… trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới. Do đó xe máy đang sử dụng tham gia giao thông là nguồn chính thải ra phần lớn các chất gây ô nhiễm.
Chuyên gia môi trường Pháp Jacques Moussafir cảnh báo: với mức độ ô nhiễm hiện nay và tốc độ tăng số lượng phương tiện giao thông cá nhân ở mức khoảng 15%/năm đối với xe máy và 10%/ năm đối với ôtô, nồng độ bụi ở Hà Nội sẽ có khả năng tăng lên hơn 200mg/m3, gấp 10 lần khuyến cáo của WHO.
Giải pháp giảm khí thải từ phương tiện giao thông.
Đối với hệ thống cung ứng nhiên liệu bán xăng dầu cần có hướng tập trung có giới hạn trên các tuyến quốc lộ chính khoảng 5 đến 10km mới cần một trạm, không nên để tự do phát triển tràn lan. Thực tế đã cho thấy do quá nhiều điểm bán xăng dầu cơ quan chức năng đã khó lòng kiểm soát nổi trong việc gian lận bán ăn bớt xăng dầu, còn nói gì đến việc quản lý gây ô nhiễm môi trường.
Các điểm bán xăng dầu phải xây dựng xa khu dân cư và nơi tập trung đông đúc như chợ, trường học, bệnh viện…. Tiến tới cần nhập công nghệ hiện đại trong kỹ thuật bơm dầu không để thoát hơi xăng dầu ra môi trường, khuyến khích và hỗ trợ các phương tiện công cộng dùng nhiên liệu sạch.
Xem thêm: Khí thải co2 sinh ra từ đâu
Các dịch vụ sửa chửa và rửa ôtô xe máy cần có điểm tập trung đủ lớn, phải qua trình duyệt được cấp phép của các đơn vị, cơ quan về môi trường. Như thế mới có hệ thống thu gom chất thải từ dầu mỡ để xử lý. Mặt khác các dịch vụ rửa xe vốn sử dụng lãng phí rất nhiều nước, nước thải ra lại lẫn với dầu mỡ, chất tẩy. Cần phải có hệ thống xử lý giữ lại dầu mỡ và thanh lọc chất ô nhiễm để dùng lại nước này rửa xe hay mới được thải ra môi trường….
Khuyến khích sự phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, biodiesel, cồn nhiên liệu và điện. Đồng thời việc thu phí môi trường đối với các phương tiện tham gia giao thông cũng cần được xem xét như một giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân với môi trường hiện nay.
Các khu vực bến xe là nơi tập trung đông các phương tiện và hành khách do đó các bến xe phải ký cam kết bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống lọc không khí. Xây dựng hệ thống phòng chờ, mái che để đảm bảo sức khỏe cho hành khách. Ngoài ra, cần tăng cường diện tích trồng cây xanh tại các khu vực bến, bãi để làm trong lành môi trường.
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây bạn đọc đã nắm được thông tin thực trạng và giải pháp để giảm khí thải từ phương tiện giao thông, góp phần xây dựng cuộc sống Xanh –Sạch – Đẹp.