Truyền hình thực tế còn sức để thu hút người xem?
Một câu hỏi lớn cho các nhà sản xuất các chương trình truyền hình thực tế hiện nay đó chính là sức hấp dẫn của các chương trình có ngày một tăng lên theo thời gian hay càng ngày càng bị lụi tàn. Không chỉ riêng ở Việt Nam hầu hết nhiều các nước Châu Á các chương trình truyền hình thực tế luôn luôn thu hút người xem bởi format chương trình mới lạ cuốn hút và khác xa so với các chương trình truyền thống. Tuy nhiên một vấn đề phải đối mặt với những chương trình này đó là làm thế nào qua các mùa tổ chức giữ lửa bạn vẫn có thể lôi kéo được khán giản và sự yêu thích của họ.
Nội dung tóm tắt
Số lượng các chương trình ngày càng nhiều chất lượng có đi cùng theo
Tiếp theo sự thành công của nhiều chương trình truyền hình thực tế đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của khán giả trong thời gian vừa rồi. Kết quả đem lại rất nhiều khán giả thích thú và là fan cuồng của những chương trình truyền hình thực tế đó. Thời gian trước đây họ rất dễ nhìn thấy việc các chương trình truyền hình thực tế đã thu hút rất nhiều fan hâm mộ bằng nhiều các chương trình quay hậu trường giúp cho các fan hiểu rõ hơn về những người họ yêu mến. Tuy nhiên sau rất nhiều năm tổ chức, các chương trình đã và đang bộc lộ rất nhiều điểm yếu đặc biệt các chương trình hot vẫn lặp lại những format cũ vẫn lôi kéo khán giả bằng những chiêu trò cũ rích. Một ví dụ điển hình trong chương trình The Voice- Giọng hát Việt khi lên sóng những số gần đây lượng fan hâm mộ hào hứng với chương trình đã giảm sâu so với lúc ban đầu chương trình mới được tổ chức trong các mùa giải trước. Các nhà đài buộc phải nghĩ ra các chiêu trò kéo khán giản bằng những giám khảo hot cùng với các chiêu chiêu mộ thí sinh như những mùa giải trước. Không chỉ riêng Giọng hát việt chương trình Tuyệt đỉnh tranh tàu với dàn thí sinh vẫn là những ca sĩ quen mặt khán giả, phong cách cũ, những bài hát cũ dấu ấn nhạt nhòa khiến cho khán giả cảm nhận như một thước phim tổng hợp quay lại các tiết mục đã diễn ra trên sân khấu.
Các chương trình truyền hình thực tế ngày càng gặp phải nhiều vấn đề từ chất lượng chương trình đó
Tình trạng ngày một gia tăng thêm về số lượng các chương trình ngày càng phổ biến, việc rất nhiều chương trình mới mẻ được ra mắt đa dạng từ các vấn đề khai thác các khía cạnh của đời sống. Tuy nhiên những chương trình truyền hình thực tế hiện nay lại chủ yếu tập trung vào yếu tố hài hước để chiếm sóng những khung giờ vàng. Yếu tố hài hước được đề cập lại không tạo ra cái cười thâm thúy sâu sắc mà ngược lại mang đến cảm giác nhạt nhẽo không thú vị chỉ mang tính chất câu view giật tít cho báo đăng hôm sau là chủ yếu.
Tính chuyên môn của chương trình truyền hình thực tế ngày càng thấp
Thay vì tập trung vào các chuyên môn thì nhiều chương trình truyền hình thực tế lại câu kéo khán giả bằng nhiều chiêu trò như khai thác đời tư của thí sinh lấy lòng thương cảm của khán giả. Việc này nếu xảy ra một chương trình thì không sao tuy nhiên chúng lặp lại gần như toàn bộ rất nhiều chương trình vẫn y nguyên những kịch bản cũ không thay đổi quá nhiều chi tiết. Việc khai thác đời tư thí sinh hay nhân vật trong các chương trình truyền hình thực tế cần khéo léo không nên lạm dụng những điều đó để câu kéo tăng độ “ratting” cho chương trình.
Format bị cũ chủ yếu tạo ra tiếng cười để chọc cười khán giả nhằm lôi kéo ratting tăng cao là vấn đề thường gặp
Trước tình trạng đáng báo động này của các chương trình truyền hình thực tế, việc bùng nổ theo hướng nhiều loạn và bị nhiễu như hiện nay khiến rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho các nhà tổ chức sản xuất, khán giả. Nếu không khéo léo việc các chương trình truyền hình thực tế cứ phát triển theo một form cũ sẽ khiến người xem lo lắng về việc những nét văn hóa bị đem ra câu kéo trở thành trò cười và mang tính thương mại chứ không còn giữ được tiếng cười như ban đầu của chúng.