Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu luôn là chủ đề nóng và được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Vậy biến đổi khí hậu là gì, những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là từ đâu?. Để giải đáp thắc mắc trên, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những năm gần đây chúng ta được nghe rất nhiều về biến đội khí hậu với những thành phần liên quan như bầu khí quyển, đại dương, đất đai… Biến đổi khí hậu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và dẫn đến nhiều hệ lụy khác đối với môi trường sống của chúng ta.

Nội dung tóm tắt

Khái niệm biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng lên. Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đất đai, bề mặt Trái đất, tăng nhiệt độ, băng tan, và nước biển dâng. Biến đổi khí hậu đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, cuộc sống của con người.

bien-doi-khi-hau-la-gi
Biến đổi khí hậu là gì?

Do tác động của các hoạt động của con người diễn ra trong một khoảng thời gian dài như thải ra môi trường khí nhà kính (ví dụ như khí CO2), sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp.

Biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi. Sự thay đổi này dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ trong hiện tại và tương lai.

Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Những diễn biến của biến đổi khí hậu tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn được thiết lập mỗi năm. Theo đánh giá hàng năm Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam trong những năm gần đây Các cụm từ “mưa lớn kỷ lục”, “nắng nóng kỷ lục” xuất hiện ngày càng phổ biến. Năm 2017 với hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật được coi là năm kỷ lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam. Sự thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông ngày càng rõ rệt. Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam của các năm hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C. Tại Hà Nội năm 2018 đã ghi nhận những con số kỉ lục về nhiệt độ trong vòng 46 năm qua với nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C. Việt Nam là một nước chịu nhiều tác động lớn của biến đổi khí hậu do có sự tác động của con người và do tác động của các điều kiện tự nhiên. Mỗi năm, Việt Nam đều hứng chịu những cơn bão lớn, lũ lụt thiên tai có sự gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán.

bien-doi-khi-hau-la-gi
Biến đổi khí hậu gây nên những hiện tượng thời tiết cực đoan

Xem thêm:

Thực trạng ô nhiễm không khí ở Đà Nẵng

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

Mỗi năm, chúng ta được cập nhật nắng nóng kỷ lục, mưa lớn kỷ lục, lũ lụt tăng cao lượng mưa theo tháng tăng cao, mực nước biển cũng cao lên. Có năm, Việt Nam hứng chịu đến 18 – 19 cơn lốc, có đến 16 cơn bão, hết cơn bão này qua lại đến cơn bão khác. Mực nước biển dâng cao lên khoảng 20 cm trong vòng 50 năm trở lại đây. 

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu theo như các chuyên gia phân tích xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

  • Nguyên nhân khách quan là do tự nhiên như có sự lưu chuyển trong hệ thống khí quyển, sự tái phân bố nhiệt trong đại dương, quỹ đạo trái đất thay đổi, thềm lục địa có sự biến đổi
  • Nguyên nhân chủ quan là do con người đây cũng là nguyên nhân chính gây nên những hiện tượng của biến đổi khí hậu có sự tác động dẫn tới biến đổi khí hậu. Phần lớn từ đốt than, đốt dầu hoặc khí tạo ra lượng cacbon dioxit và nitơ oxit. lượng chất thải công nghiệp, khí thải ra môi trường dẫn tới hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất ngày một nóng lên.
  • Thiên nhiên bị con người khai thác cạn kiệt, nạn chặt phá rừng nhiều dẫn đến thay đổi hệ sinh thái một số loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
  • Việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp

Giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu

Việt Nam đã đưa ra những hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tập trung nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính tới năm 2030 bao gồm:

  • Ngăn chặn nạn chặt phá rừng
  • Tích cực trồng nhiều cây xanh, phủ xanh rừng.  
  • Xử lý các chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình an toàn ra ngoài môi trường.
  • Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước
  • Con người hạn chế sử dụng những nguyên liệu từ hóa thạch trong sản xuất công nghiệ
  • Sử dụng những nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời

 

Nhâm