Mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam nghiêm trọng như thế nào?

Mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam nghiêm trọng như thế nào?

Ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề bức xúc từ trước cho đến nay ở mọi quốc gia trên thế giới. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người và cảnh quan thiên nhiên xung quanh. Dưới đây là thực trạng mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay.

Nội dung tóm tắt

1. Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là hiện tượng thành phần trong không khí bị thay đổi do khói bụi, các chất lạ (S02, NO, NH3 … Những chất này sẽ gây ra những mùi khó chịu, giảm tầm nhìn, gây biến đổi khí hậu, đặc biệt nó còn gây hại đến cho con người, động thực vật và làm mất cân bằng sinh thái. 

Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Chủ yếu nguyên nhân gây ra khói bụi là từ ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than cùng với việc sử dụng nhiên liệu rắn gây nên.

ô nhiễm không khí tại việt nam
Ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Xem thêm: Ô nhiễm không khí và những thông tin cần nắm

Hiện nay ô nhiễm môi trường đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe đời sống sinh hoạt của con người. Ô nhiễm không khí cả ở bên ngoài và trong nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu; chỉ tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.

2. Nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí ở Việt Nam

2.1 Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ hoạt động công nghiệp

Hiện nay các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều nhất là ở thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng … việc xây dựng và hoạt động các nhà máy, cơ sở sản xuất này tác động không hề nhỏ đến chất lượng không khí xung quanh.

Như công ty Nhựa Hà Nội, Dệt kim Hà Nội, Xe đạp xe máy Đống Đa, Kỹ thuật điện thông, Dệt kim Thăng Long, khu công nghiệp Thượng Đình, Minh Khai – Mai Động (Hà Nội), Thủ Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên … lượng khí thải độc hại mà các khu công nghiệp, cụm công nghiệp này thải ra môi trường vượt quá ngưỡng cho phép, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân khu vực lân cận.

ô nhiễm không khí việt nam
Ô nhiễm không khí Việt Nam

Click ngay: Ô nhiễm không khí ở Hà Nội

2.2 Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ hoạt động giao thông vận tải

Ô nhiễm không khí tại Việt Nam còn do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa khiến cho việc các phương tiện giao thông di chuyển tăng lên đáng kể gây ra tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí trầm trọng, lượng khói bụi dày đặc nhất là ở các thành phố lớn vào các giờ cao điểm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng …

Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Ở Hà Nội với 40 điểm thường xuyên tắc nghẽn giao thông, TP Hồ Chí Minh với 80 điểm tắc nghẽn. Ngã tư Cầu Giấy, ngã tư Kim Liên (Hà Nội), ngã tư Điện Biện Phủ – Đinh Tiên Hoàng, vòng xoay Hàng Xanh (TP Hồ Chí Minh), ngã tư Cầu Đất – Nguyễn Đức Cảnh (Hải Phòng) … đều bị ô nhiễm không khí trầm trọng.

2.3 Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ hoạt động xây dựng

Việc xây dựng nhà cửa đào lấp, đập phá công trình, xây dựng mới cũng gây ô nhiễm không khí trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí tăng quá ngưỡng quy định gây nên ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam.

vấn đề ô nhiễm không khí ở việt nam
Ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam

2.4 Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày

Việc người dân ở khu vực nông thôn đun nấu bằng các nguyên liệu tự nhiên như bằng than hoa, than tổ ong, dầu hỏa, củi … cũng thải ra môi trường các chất khí độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Trên đây là thực trạng mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay, các ban ngành đoàn thể và người dân cần phối hợp để thực hiện các chính sách và quy định nhằm giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng.

greennewstv