Những thực vật quý hiếm tại Việt Nam và trên thế giới
Các loại thực vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng và là mối quan tâm của nhiều người. Bạn đã biết những loại thực vật quý hiếm này chưa, bài viết sau dây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Nội dung tóm tắt
Thực vật quý hiếm trên thế giới
Cây san hô (Erythrina schliebenii)
Cây san hô có hoa màu đỏ tươi và trên thân chứa gai, chỉ sinh sống trong các cánh rừng hẻo lánh ở Đông Nam Tanzania.
Tìm hiểu thêm: Khí hậu miền bắc
Tuy bị tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1998 nhưng chúng lại được phát hiện lại vào năm 2001 tại 1 khu rừng nhỏ. Nhưng khu rừng này lại bị tàn phá để phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học khiến nhiều người lo ngại loài cây này thực sự đã biến mất.
Cây sứa ( Medusagyne oppositifolia)
Loài thực vật này bị coi gần như đã tuyệt chủng cho đến khi được phát hiện lại vào năm 1970. Vốn dĩ chúng có tên như vậy là do quả của cây này khi nở bung ra giống hình dạng một con sứa.
Xem thêm: 5 đới khí hậu trên trái đất
Những cá thể duy nhất còn tồn tại của loài cho đến nay được tìm thấy trên khu vực đảo Mahe ở Seychelles, Ấn Độ Dương. Hiện chỉ có khoảng 86 cây như vậy trong tự nhiên và một trong số chúng không còn khả năng sinh sản nữa.
Cây tiểu dương xỉ
Với tên khoa học là Anogramma ascensionis, loài cây nhỏ bé này chỉ được tìm thấy ở Ascension, một hòn đảo núi lửa ở phía nam Đại Tây Dương. Hình dạng của chúng giống như một cây ngò tây thu nhỏ, mọc trên các vách đá chênh vênh và sống trong điều kiện khô hạn, khắc nghiệt.
Cây nắp ấm Attenborough
Tên khoa học là Nepenthes attenboroughii, loài cây này phân bố nhiều tại trên đỉnh núi Victoria, Palawan, Philippines. Hiện tại ngoài tự nhiên chỉ còn khoảng vài trăm cá thể nên rất khó để có thể tiếp cận chúng.
Cây nắp ấm là thực vật nhưng thực chất chúng là loài ăn thịt, chúng bắt mồi bằng chất lỏng trong chiếc bát gọi là “ấm”. Attenborough là loài nắp ấm lớn nhất được phát hiện cho đến nay với kích thước ấm lên đến 30 cm và có thể bẫy được cả chuột.
Loài được phát hiện vào năm 2007 và được đặt theo tên nhà tự nhiên học David Attenborough.
Cây cọ tự vẫn
Có tên khoa học là Tahina spectabilis, đây là loài cọ lớn nhất chỉ được tìm thấy ở các khu vực hoang vắng ở Tây Bắc Madagascar. Chúng sống khoảng 50 năm, chỉ nở hoa một lần và chết sau đó bởi vì cọ Tahina dồn toàn bộ chất dinh dưỡng dự trữ cho quá trình nở hoa nên sau khi nở, chúng sẽ héo rồi chết.
Loài cây này được phát hiện vào năm 2005 và được công bố chính thức vào năm 2008. Chúng có chiều cao lên đến 18m cùng đường kính tán là 5m nên có thể nhìn thấy chúng qua ảnh chụp vệ tinh trên Google Earth. The các thống kê cho biết loài thực vật này chỉ còn khoảng 90 các thể bên ngoài môi trường tự nhiên.
Thực vật quý hiếm tại Việt Nam
Cây Trúc Hoá Long
Trúc hóa long có tên khoa học là Phyllostachys aurea, ngành hạt kín, họ Hòa Thảo. Cây có hình dáng lạ, đẹp và hấp dẫn nhìn như con rồng bay lên. Hiện nay loài trúc này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Việt Nam.
Cây có dáng độc, lạ và đẹp nên thường được dùng để làm cây cảnh và hàng mỹ nghệ.
Ngoài ra, có thể dùng trúc hoa long làm cán ô, cần cần câu, ống điếu, ba toong hoặc trang trí.
Cây Thông đỏ (Taxus wallichiana)
Là loại cây gỗ nhỡ. Mọc rất rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh. Ở Việt Nam cây phân bố ở Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng).
Lá mọc xoắn ốc, xếp thành hai dãy.
Là một loài quí hiếm. Gỗ tốt, vỏ thân chứa Tanin. Hạt nhiều dầu béo.
Cây gỗ Mun (Diospyros mun)
Cây gỗ nhỏ, rụng lá.
Cây mọc rải rác hay thành từng đám nhỏ trong trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn trên đất nghèo ở gần biển, nơi có độ cao thường không quá 100m. Ở Việt Nam cây phân bố ở Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Gỗ có giá trị cao nên các chủng mọc tự nhiên bị tìm kiếm ráo riết để khai thác làm cho số lượng cá thể giảm sút rất nhanh.
Cây Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)
Ngoài tên gọi là Giáng hương ra, chúng còn được gọi là: giáng hương quả to, giáng hương căm-pôt, giáng hương chân, song lã. Cây gỗ to có tán lá hình ô. Phân bố chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy ở Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên , Đồng Nai, Tây Ninh.
Cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu. Hoa màu vàng nghệ, có cuống dài và nhiều lông, mùi rất thơm. Gỗ Giáng hương quả to khá đẹp, có mùi thơm nhẹ, cứng, vân hoa đẹp, ít nứt nẻ, không bị mối mọt. Giáng hương là loài cây có chứa hoạt chất chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2. Nhựa của chúng có thể làm thuốc nhuộm màu đỏ rất tự nhiên. Vì thế nó bị khai thác rất mạnh và môi trường sống cũng bị thu hẹp nhiều. Số lượng cây bị giảm rất nhanh chóng.
Trên đây là một số thông tin về các loại cây quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới cần bảo tồn. Bạn hãy chia sẻ thông tin này để mọi người biết đến các lời thực vật có nguy cơ tuyệt chủng để mọi người có trách nhiệm, ý thức bảo vệ hơn nhé!