Panme là dụng cụ cơ khí dùng để là gì?

Panme là dụng cụ cơ khí dùng để là gì?

Panme là dụng cụ cơ khí dùng để đo chính xác đường kính dây điện. Panme là một trong những loại thước được sử dụng rất nhiều do có độ chính xác cao, đáp ứng được nhu cầu của những ngành cơ khí cần sự sai số nhỏ.

Nội dung tóm tắt

Panme là dụng cụ cơ khí dùng để

Thước Panme là dụng cụ cơ khí dùng để đo lường có thể thực hiện các phép đo cực kỳ chính xác, độ sai số gần bằng 0. Thước Panme dựa trên cơ cấu trục xoay để điều chỉnh sự di chuyển của các đầu đo và thước đo nhằm xác định kích thước của vật thể cần đo.

Thước Panme dụng cụ đo cơ khí có độ chính xác cao và có thể đo được những khoảng cách rất nhỏ. Hầu hết các thước Panme được thiết kế để đo trong phạm vi một phần nghìn mm (hoặc inch). Độ chính xác của thước panme có thể lên đến 0.0005mm.

Panme là dụng cụ cơ khí dùng để
Panme là dụng cụ cơ khí dùng để

Xem thêm: Khí chất là gì?

Công dụng của thước đo cơ khí chính xác Panme

Thước Panme được sử dụng để đo các kích thước nhỏ, đường kính ngoài của các chi tiết (đối với thước Panme đo ngoài), đo kích thước, đường kính trong các lỗ, khe, rãnh (đối với thước Panme đo trong), đo khoảng cách, độ sâu của các lỗ, ống, khe, rãnh (thước Panme đo sâu), cụ thể như đo piton, kích thước phanh dĩa, trục khuỷu, kích thước xilanh…

Bởi độ chính xác rất cao (hơn hẳn nhiều loại thiết bị đo khác như thước cặp chẳng hạn) và cách sử dụng của Panme rất dễ nên loại thước này được ứng dụng rất nhiều trong ngành cơ khí chế tạo, đúc nhựa, khuôn mẫu, tôn cách nhiệt, nhôm kính, gỗ nội thất…

Tuy nhiên, thước Panme không có tính vạn năng tức là thông thường, thước Panme được thiết kế theo những dòng đo kích thước chuyên biệt với những kiểu dáng, đầu đo khác nhau để đo chỉ 1 hoặc 1 vài kiểu, dạng chi tiết cụ thể, chẳng hạn như Panme đầu dẹt, thước Panme đầu nhọn, Panme đo trụ, Thước Panme đo rãnh, Panme đo trục vít…

Cấu tạo của thước đo cơ khí Panme

Thước Panme cơ bản thường có những bộ phận sau:

  • Mỏ đo (tiếng anh là: Anvil)
  • Đầu đo di động (tiếng anh là: Spindle)
  • Vít hãm/ chốt khóa (tiếng anh là: Lock)
  • Thân thước chính (tiếng anh là: Sleeve)
  • Thân thước phụ (tiếng anh là: Thimble)
  • Núm vặn/ tay xoay (tiếng anh là: Ratchet knob)
  • Tay cầm /khung (tiếng anh là: Frame)

Panme có nhiều cỡ: 0– 25mm, 25– 50mm, 50– 75mm, 75– 100mm, 100– 125 mm, 125– 150 mm… Đơn vị đo lường thường là mm hoặc inch.

Hướng dẫn sử dụng thước Panme đúng kỹ thuật

Kiểm tra thước Panme trước khi đo

  • Kiểm tra xem thước Panme có bị vỡ, mòn hay sứt mẻ gì không. Đặc biệt là ở các đầu đo, nếu bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không còn chính xác được nữa. Trường hợp này các bạn nên sửa chữa lại hoặc thay thế lại các bộ phận của thước Panme hoặc nếu được thì mua thước Panme mới.
  • Tiếp theo nếu thước Panme nguyên vẹn thì chúng ta kiểm tra xem thước có di chuyển trơn tru không, có tiếng động lạ khi chuyển động các bộ phận của thước Panme không.
  • Nếu mọi thứ đều ổn, hãy vệ sinh bề mặt đo của thước Panme.
  • Kiểm tra điểm 0 là một bước rất quan trọng. Nó là điều kiện để đảm bảo kết quả đo được chính xác nhất. Cách kiểm tra như sau:
    • Đối với Thước Panme có giới hạn đo từ 0- 25mm, các bạn cho tiếp xúc trực tiếp hai bề mặt đo với nhau. Kiểm tra điểm 0.
    • Đối với thước Panme có giới hạn đo từ 25- 50mm,… các bạn dùng căn mẫu (Block gauge) tương ứng để kiểm tra điểm 0.
  • Trong trường hợp điểm 0 không chính xác, đối với các thước Panme cơ khí các bạn có thể điều chỉnh lại theo cách sau:
    • Sử dụng chốt khóa để cố định Spin doll.
    • Sử dụng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.
    • Kiểm tra xem điểm 0 đã khớp hay chưa. Nếu còn bị lệch thì tiến hành lại ở bước đầu tiên.
    • Với các thước Panme điện tử thì chỉnh điểm 0 khá đơn giản bằng cách sử dụng chức năng set 0 trên mặt điều khiển của nó.

Cách dùng thước panme chính xác

Cách thực hiện này áp dụng cho thước Panme đo ngoài, các thước Panme đo trong và thước Panme đo sâu cũng tương tự, chỉ khác ở cách tiếp xúc với chi tiết cần đo.

  • Trước hết nới lỏng vít kẹp của Panme, xoay nút vặn để khoảng cách hai đầu đo của Panme lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.
  • Áp đầu đo cố định của thước Panme vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, từ từ xoay nút vặn để đầu đo di động tiếp xúc dần và chạm vào mặt của chi tiết cần đo.
  • Giữ đường tâm của 2 đầu đo sao cho trùng với kích thước của vật cần đo.
  • Nếu muốn lấy thước Panme ra khỏi vị trí đo, cần vặn đai ốc hãm để cố định đầu đo di động trước khi bỏ thước ra khỏi chi tiết đo.
  • Khi đo dựa vào mép thước động, các bạn đọc được số mm và nửa mm của kích thước ở trên thước chính.
  • Và dựa vào vạch chuẩn trên thước chính để đọc được phần trăm mm trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01mm).

Trên đây là những chia sẻ về thước panme. Qua bài viết trên, các bạn cũng đã hiểu Thước Panme là dụng cụ cơ khí dùng để làm gì rồi chứ! Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc!

Ngân