Khí thải CFCS là gì? Tác hại của nó đến con người và môi trường?

Khí thải CFCS là gì? Tác hại của nó đến con người và môi trường?

Khí CFC là tên một loại khí khá quen thuộc hay được sử dụng rộng rãi như chất làm lạnh, chất đẩy và dung môi. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến quý bạn đọc những thông tin khí thải CFCS là gì, CFC phá hủy tầng ozon như thế nào,…

Nội dung tóm tắt

Khí thải CFCS là gì

Khí CFC hay Chlorofluorocarbon. Là hợp chất của các khí hữu cơ có thành phần bao gồm cacbon, clo và flo. Là khí nhân tạo được điều chế bởi con người nhằm mục đích sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp. Đặc biệt đây là môi chất phổ biến nhất của tủ lạnh trong thế kỷ 20.

Do quá trình sử dụng, chất CFC đã xâm nhập vào bầu khí quyển và làm ảnh hướng xấu đến môi trường. Đặc biệt là hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Điều chế khí CFC như thế nào

Khi-thai-CFCS-la-gi
Khí thải CFCS là gì

Xem thêm: khí thải co2 là gì?

Tạo chất CFC từ phản ứng tổng hợp Chloroform theo phương trình phản ứng như sau:

Phương trình hóa học: (HCl{3} + 2 HF \rightarrow HCF_{2}Cl + 2 HCl\)

Đây còn gọi là quá trình trao đổi halogen. Việc thay đổi Clo bằng F sẽ tạo ra CFC. Quá trình hình thành bắt đầu từ khí Metan và Etan có chứa Clo.

Ngoài ra, điều chế CFC bằng dẫn xuất Brom bằng cách phản ứng gốc tự do của chlorofluorocarbons. Khi đó thay thế C-H bằng C-Br nhằm tạo thành CFC.

Ứng dụng khí CFC như thế nào

CFC là chất rất phổ biến trong các thiết bị lạnh và điều hòa không khí vì môi chất làm lạnh. Không chỉ thế chúng còn được dùng để làm đầy của bình xịt kiến, gián, muỗi, hoặc chất nhờn kim loại, hay chất đẩy trong bình chữa cháy.

Người ta dựa vào các tính chất của CFC là rất dễ bay hơi, kém hòa tan trong nước và chủ yếu tan trong không khí. Nên CFC dễ dàng phát tán trên bề mặt nước và bay hơi trong vài ngày. Ngoài ra, CFC còn làm thay đổi tính chất nước ngầm khi chúng được đưa vào và xâm nhập.

Tác hại của khí CFC

Ảnh hưởng đến con người

Khí CFC có ảnh hưởng rất xấu và thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người. Nếu hít phải CFC với nồng độ cao sẽ gây ngộ độc hệ thần kinh trung ương, bên cạnh đó còn xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, run rẩy và co giật. CFC cũng gây rối loạn nhịp tim và tử vong nếu hít phải lượng lớn.

Gây ô nhiễm nguồn nước

CFC ngấm vào mạch nước ngầm sẽ gây biến đổi tính chất của nước và nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng trực tiếp. Bên cạnh đó chúng còn làm giảm sự đa dạng sinh học của nước.

Khí CFC phá hủy tầng ozon

CFC-anh-huong-rat-lon-den-moi-truong
CFC ảnh hưởng rất lớn đến môi trường

Xem thêm: Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải sinh hoạt

CFC được tổng hợp và sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp nên xảy ra tình trạng loại khí này xâm nhập vào bầu khí quyển, tầng ozon.

Các loại CFC phát tán vào bầu khí quyển nhiều nhất có thể kể đến như: CFC 11, CFCl3, CFCl2 (hay freon) và đặc biệt là F12. Bên cạnh đó, một lượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào bầu khí quyển.

CFC 11 và CFC 12 có hiệu quả kinh tế cao nên lượng sản xuất hai loại khí này tăng khá nhanh trong vài thập niên vừa qua nên tầng ozon cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Khí CFC có tính ổn định và khó bị phân hủy. Trên bầu khí quyển, CFC bị phân hủy bởi tia cực tím. Khi tốc độ phân hủy CFC tăng nhanh nếu tầng ozon bị phá hủy.

Là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, các quốc gia đang kêu gọi thay thế CFC bằng các loại khí thân thiện với môi trường hơn như R22, R32.

Ngoài việc gây hại đến môi trường, CFC cũng là một loại khí độc, nếu con người tiếp xúc với nồng độ quá 11% sẽ gây ra các tình trạng chóng mặt, mất tập trung, trầm cảm hệ thần kinh trung ương và loạn nhịp tim. Nếu nặng hơn có thể gây ra tử vong.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về khí thải CFCS là gì cũng như cách điều chế và tác hại của loại khí này. Hy vọng mọi người sẽ có thêm thật nhiều thông tin hữu ích.

Huệ