Ngành Phục hồi chức năng học mấy năm?

Ngành Phục hồi chức năng học mấy năm?

Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng học mấy năm? Thắc mắc này của rất nhiều các thí sinh đang muốn tìm hiểu và theo học ngành nghề này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm những thông tin về ngành Phục hồi chức năng, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Nội dung tóm tắt

Giới thiệu về ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là ngành sử dụng nhiều đến các kỹ thuật nhằm giúp người bệnh hồi phục tốt nhất những chức năng đã bị mật hoặc suy giảm do chấn thương, tai nạn lao động… Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe ngành này còn giúp cho người bệnh tật thích nghi nhanh chóng với xã hội, giảm sự tự ti.

Trong ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng sẽ bao gồm 2 chuyên ngành chính là Vật lý trị liệu và các hoạt động trị liệu. Cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật hiện nay nên sẽ có nhiều ứng dụng chuyên sâu trong điều trị như hoạt động trị liệu, tâm lý trị liệu, dụng cụ chỉnh hình, ngôn ngữ trị liệu… bởi vậy nâng cao hiệu quả điều trị rất tốt cho bệnh nhân.

Ngoài ra thì ngành Phục hồi chức năng được ứng dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý khác nhau như thoái hóa cơ xương khớp, chấn thương như bong gân, gãy xương, trật khớp, các bệnh lý về tim mạch, bệnh hô hấp, khuyết tật thường gặp nhiều ở bại não, tự kỷ…

Ngành Phục hồi chức năng học mấy năm?

Hiện nay trên cả nước có nhiều những trường Cao đẳng, Đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng như: Đại học Y tế công cộng, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Đại học Phenikaa, Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, Đại học Kỹ thuật Y tế Đà Nẵng, Đại học Y dược TP. HCM và Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch,  Cao đẳng Y tế Bạch Mai, Cao đẳng Y Dược Hà Nội…

Tùy thuộc vào hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng ngành Phục hồi chức năng mà sẽ có thời gian đào tạo khác nhau. Với hệ Đại học thời gian học sẽ trong khoảng từ 4 – 6 năm nhưng để theo học hệ Đại học thí sinh sẽ cần có năng lực học tập tốt để đạt điểm chuẩn trúng tuyển vào các  trường Đại học Y Dược.

Ở hệ Cao đẳng sinh viên sẽ cần học tập trong thời gian 3 năm để trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng ngành nghề từ đó sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện lớn, trung tâm chăm sóc sức khỏe… Ngay cả  trong thời gian học tập ngành Phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sinh viên cũng sẽ được học các kiến thức liên quan đến ngành Phục hồi chức năng, đặc biệt trong thời gian học tập sinh viên sẽ được thực tập tại các bệnh viện lớn trong khu vực như Bệnh viện 30/4, Bệnh viện quận 12, Bệnh viện Quận Tân Phú, Bệnh viện quận Bình Thạnh… Từ đó sẽ giúp sinh viên củng cố kiến thức, nhớ lâu và học hỏi thêm các kỹ năng chuyên môn ngành nghề để thực hiện tốt hơn công việc được giao sau khi ra trường.

Năm 2023, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thực hiện tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng theo hình thức xét tuyển học bạ đối với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc BTVH. Bên cạnh Cao đẳng Phục hồi chức năng nhà  trường còn tuyển sinh các ngành khác thuộc nhóm ngành Y Dược như: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Cao đẳng Hộ sinh… Thí sinh có đam mê theo học nhóm ngành Y Dược có thể đăng ký xét tuyển tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ngay từ bây giờ, sau khi đăng ký xét tuyển tại nhà trường có kết quả trúng tuyển thí sinh sẽ được gửi giấy báo trúng tuyển về địa chỉ gia đình.

nganh-phuc-hoi-chuc-nang-hoc-bao-lau1
Ngành Phục hồi chức năng có rất nhiều cơ hội việc làm ở trong và ngoài nước

Học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng ra làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng đều có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ngành nghề để từ đó thực hiện tốt các công việc tại các cơ sở y tế.

Các kỹ thuật viên ngành Phục hồi chức năng sẽ thực hiện nhiệm  vụ đa dạng và đánh giá chức năng các bộ phận trên cơ thể người bệnh từ đó đưa ra chương trình can thiệp phù hợp với thể trạng của người bệnh. Cụ thể một số các công việc ngành Phục hồi chức năng cần thực hiện như:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin bệnh án, quan sát trực tiếp các hoạt động của người bệnh như đi lại, đứng… từ đó sẽ chẩn đoán tốt nhất khả năng phục hồi và từ đó xây dựng phác đồ điều trị và thời gian điều trị phục hồi tốt nhất cho người bệnh.
  • Ứng dụng những phương pháp phổ biến trong điều trị như châm cứu, laser trị liệu, xoa bóp, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, thủy trị liệu… để phù hợp nhất với từng đối tượng cần điều trị và đảm bảo an toàn thực hiện theo đúng quy trình.
  • Cùng với người bệnh thực hiện các bài tập giảm đau, tăng khả năng vận động, đồng thời hướng dẫn người bệnh dùng các thiết bị trợ giúp như chân giả, xe lăn, nạng, điện cực dính để điều trị những cơn đau và chấn thương hiệu quả tốt nhất.
  • Theo dõi thường xuyên khả năng phục hồi của người bệnh để từ đó thay đổi kế hoạch chăm sóc hoặc áp dụng những liệu pháp chữa trị khác trong trường hợp cần thiết.
  • Hướng dẫn người nhà bệnh nhân các bài tập để  hỗ trợ trong điều trị tại nhà từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, đồng thời an ủi, động viên người bệnh trong suốt quá trình điều trị.
  • Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình hình tiến triển và khả năng phục hồi của người bệnh theo thời gian. Đánh giá quá trình điều trị, có thể thay đổi kế hoạch chăm sóc hoặc áp dụng các liệu pháp chữa trị khác nếu cần thiết.
  • Các Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng còn tham gia vào công việc kiểm tra và bảo quản thiết bị máy móc tại nơi làm việc.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng học mấy năm và thêm nhiều thông tin về ngành nghề từ đó sẽ có lựa chọn chính xác trong tương lai.

Mai