Những giải pháp hiệu quả để xử lý rác thải sinh hoạt

Những giải pháp hiệu quả để xử lý rác thải sinh hoạt

Hiện nay vấn đề rác thải sinh hoạt đang là nỗi lo chung của các vùng, các quốc gia khi mà tình trạng ùn ứ rác thải ngày càng trở nên quá tải và ô nhiễm nghiêm trọng. Việc triển khai các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt ở nước ta là rất cần thiết.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì hiện nay khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày là khoảng 38.000 tấn, vào gần 14 triệu tấn/năm. Điều đáng nói là hầu hết lượng rác thải sinh hoạt ở nước ta chưa được phân loại ngay từ đầu mà dùng biện pháp chôn lấp nên càng ngày rác thải càng trở nên quá tải và ô nhiễm môi trường.

Nội dung tóm tắt

A – Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là các chất rắn phân loại bỏ đi trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người và động vật. Đến nay rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu công nghiệp, khu bệnh viện, trường học khu chiếm tỉ lệ cao.

Xử lý rác thải sinh hoạt là thách thức lớn đối với ngành môi trường, không chỉ ở các thành phố lớn mà tại vùng nông thôn tình trạng quá tải do rác thải cũng đang là vấn đề nhức nhối.

xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn

Rác thải sinh hoạt tại nông thôn quá tải

B – Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt

1. Đốt rác thải rắn

Đốt rác thải  cũng gặp không ít khó khăn do rác thải có nhiều thành phần khó cháy và độ ẩm quá cao nên xử lý rác thải sinh hoạt bằng các lò đốt rác thải sinh hoạt có hiệu quả thấp.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này xử lý rác thải sinh hoạt này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp xỉ, tro. Tuy vậy thì chi phí đầu tư, vận hành nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt khá cao, chỉ phù hợp nếu thực hiện ở các nước tiên tiến, phát triển. Ở các nước phát triển cũng sử dụng nhà máy đốt rác thải để phát điện và biến rác thành nguyên liệu có ích.

2. Công nghệ phân loại rác thải

Phân loại rác thải là khâu quan trọng đầu tiên của công nghệ xử lý, sau bước phân loại rác các loại bao tải xác rắn cũ và nhựa các loại sẽ bán lại cho các đơn vị mua thu làm nguyên vật liệu tái chế để tái chế ra các vật liệu sử dụng sinh hoạt khác.

3. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp xử lý ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở sau khi chất thải các nơi tập trung thu gom vào nhà máy sẽ được phân loại bằng nhiều phương pháp thủ công phân ra thành nhiều kiện lớn. Kim loại, nhựa, ni long, thủy tinh là những chất có thể tái tái chế tận dụng được sẽ thu gom lại để mang đi tái chế còn những chất còn lại không sử dụng sẽ được băng chuyền chuyển đến hệ thống ép thủy lực để làm giảm tối đa thể tích.

4. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học

Phương pháp ủ sinh học hiện nay đang triển khai mở rộng tại một số địa phương. Ưu điểm nhận thấy sau quá trình xử lý bằng phương pháp này không gây ra mùi và sinh ra các vi sinh vật gây hại. Sau quá trình ủ sinh học sẽ ổn định được chất thải, chuyển hóa chất hữu cơ sang dạng ổn định và đặc biệt hơn cả đó là quá trình này làm thu hồi chất dinh dưỡng và cải tạo đất có thể làm phân bón cho cây trồng rất tốt.

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học mang lại nhiều hiệu quả

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học mang lại nhiều hiệu quả

Trên thế giới đã xử lý rác thải theo phương pháp ủ sinh học này nhằm làm cho rác thải hữu cơ thành phân compot đạt hiệu quả kinh tế cao từ các công nghệ này.

5. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng giun quế

Chúng ta chỉ cần chuẩn bị khoảng 1 đến 2 lạng giun là có thể xử lý được không dưới 300 kilogram rác thải hữu cơ, với hiệu suất xử lý đạt tới 100%. Nhờ giun quế đùn đất, tiêu hóa và thải ra chất hữu cơ nên chỉ sau một thời gian, đất sẽ đạt được độ tơi xốp, rất tốt để bón cho cây trồng.

Những phương pháp xử lý rác thải rắn sinh hoạt kể trên đang được xử lý phố biến ở nhiều địa phương trên cả nước. Thực tế trong việc xử lý rác thải sinh hoạt để xử lý, tái chế một cách hiệu quả rác thải sinh hoạt cần có sự quản lý và cách thức tái chế hiệu quả hơn.

Xem thêm >>> Rác thải sinh hoạt là gì? Tác hại của rác thải sinh hoạt

greennewstv