Tranh cãi xuay quanh phương án tiếp tục thi trắc nghiệm lịch sử

Tranh cãi xuay quanh phương án tiếp tục thi trắc nghiệm lịch sử

Môn lich sử sẽ bị xé nát không còn đầy đủ thông tin, những ý nghĩa hay những thông tin sự kiện sẽ bị lược lại tóm gọn ngắn nhất có thể để giúp cho học sinh nhớ khi đi thi đó chính là tình trạng thi trắc nghiệm môn lịch sử diễn ra. Ngay từ khi xây dựng dự thảo thi THPT quốc gia năm 2017 thi lịch sử theo hình thức trắc nghiệm đã có rất nhiều tranh cãi. Chính vì thế sau một năm áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm lịch sử suy nghĩ có nên tiếp tục phương án này không lại là cả một vấn đề.

Những khó khăn khi chọn lựa hình thức thi trắc nghiệm

Trong năm 2017 bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo lên Chính phủ đề án thi đại học môn lịch sử với hình thức thi trắc nghiệm. Sau một năm đưa vào thử nghiệm hình thức này đã và đang bộc lộ rất nhiều điểm đáng quan tâm. Thực tế cho thấy tình trạng học vẹt, những năm qua rất nhiều hiện trạng có thể nhìn ngay ra được đó là dạy học Lịch sử còn tồn tại nhiều hạn chế, nhận thức kiến thức chưa đầy đủ, vẫn nhầm rất nhiều, thông tin số liệu với tình trạng “ râu ông nọ cắm cằm bà kia” là rất phổ biến. Chúng ra có thể nhìn thấy rất  nhiều kiến thức được coi là cơ bản nhất nhưng với nhiều học sinh, sinh viên vẫn trả lời các clip phỏng vấn, sân chơi truyền hình rất thiếu thông tin, không chính xác.

Hình thức thi trắc nghiêm lịch sử bộc lộ rất nhiều điều đáng quan ngại

Thực trạng kiến thức bị rút gọn đi rất nhiều là hoàn toàn chính xác. Trước kia một bài thi môn lịch sử kéo dài 180 phút với hình thức thi tự luận giờ theo đổi mới biến chuyển theo dạng đề thi trắc nghiệm với tổng số 40 câu hỏi cùng với thời gian làm bài thi rút xuống chỉ còn 50 phút. Theo nhiều ý kiến cho rằng việc rút ngắn với đinh dạng đề thi cùng với thời gian làm bài thi như vậy khiến cho học sinh ít chọn môn sử làm môn thi, cùng với đó là việc nếu có chọn để thi thì kiến thức sẽ trôi rất nhanh ra khỏi đầu. Có nhiều người cho rằng việc tiến hành hình thức thi trắc nghiệm như vậy không đem lại được hiệu quả mà ngược lại nguyên  tắc vàng của bộ môn khoa học này đó chính là tái hiện quá khứ, với bộ mặt vốn có của nó. Nhờ thế học lịch sử là học những bài học đúc rút kinh nghiệm, học quá khứ để hiểu và có bài học cho tương lai và hiện tại. Không những vậy phương pháp thi trắc nghiệm môn lịch sử còn khiến cho nhiều người học theo kiểu may rủi, tình trạng chọn bừa, chọn một cách cho xong là rất phổ biến. Hình thức làm bài thi tự luận cùng cấu trúc đề thi cân bằng hợp lý về thời gian làm bài sẽ được ưu tiên và đánh giá đầy đủ đa diện nhất về nhận thức, kiến thức tư duy của học sinh.

Thực tế đã chứng minh kết quả

Tuy nhiên đứng trước khá nhiều lo lắng và những tranh cãi xunh quanh vấn đề chọn lựa hình thức thi trắc nghiệm tiếp hay không, không thể phủ nhận phương pháp thi mới này đã được áp dụng rất hiệu quả trong kỳ thi THPT 2017 vừa qua. Có rất nhiều thí sinh hài lòng với phương pháp mới này, đề thi thực tế rất sát khung chương trình ôn luyện trong sách giáo khoa, kiến thức phù hợp bám sát chương trình. Cấp độ phân hóa của bài thi rất tốt, các phần thi được phân hóa cho từng đối tượng học sinh rất phù hợp, học sinh chỉ dự định thi tốt nghiệp thì có mức độ hiểu vấn đề ở một mức độ đọc hiểu, còn với mục đích cao hơn thì được đánh giá cao hơn rất nhiều.

 

 

 

greennewstv