Thực trạng rác thải sinh hoạt ở Hà Nội đang ngày càng nghiêm trọng
Thực trạng rác thải sinh hoạt đã từ lâu luôn là mối đe dọa cấp thiết càng trở nên nan giải và trầm trọng với đô thị lớn như Hà Nội. Không chỉ đáng báo động về tình trạng ùn ứ rác thiếu mỹ quan mà rác thải còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Nội dung tóm tắt
A – Thực trạng rác thải sinh hoạt ở Hà Nội
Hà Nội đang phải đối mặt với những vấn đề về môi trường rất lớn khi mà mỗi ngày phát sinh ra hơn 6.500 tấn rác thải sinh hoạt nhiều rác chưa thể thu gom và xử lý vậy nên các bãi rác “tự nhiên” cứ thế mọc lên bất chấp nơi nào.
Rác thải là những vật dụng sinh hoạt không còn có giá trị sử dụng, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác nhất định.
Môi trường cần được bảo vệ và đòi hỏi phải có sự chung tay giúp đỡ của toàn cộng đồng. Khi mà một ngày Hà Nội có lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày lên tới cả hàng ngàn tấn vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả?.
B – Một vài giải pháp cho vấn đề rác thải sinh hoạt ở Hà Nội
1. Cách phân loại chất thải
Đầu tiên là rác khi thu gom chúng ta cần phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
+ Chất thải thải ra từ các hộ gia đình hay là rác thải sinh hoạt
+ Chất thải từ các các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Mỗi cách phân loại rác thải này đều có mục đích nhất định nhằm mục đích là phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải.
Không phải tất cả các loại rác thải ra môi trường đều ảnh hưởng xấu
2. Các phương thức xử lý rác thải
Hiện nay có 3 phương pháp xử lý rác chủ yếu áp dụng cả trên thế giới đó là: đốt rác, ủ sinh học và chôn lấp.
Giải pháp ủ sinh học là đối với các loại rác thải chứa các chất hữu cơ, còn chôn lấp là đối với các loại rác thải không thể có cách nào sử dụng chế biến được nữa. Đốt rác là đối với một số loại rác thải độc hại.
Trong ba phương pháp xử lý này thì cách chôn lấp là giải pháp được các nơi sử dụng nhiều nhất vì cách làm này thực hiện nhanh gọn và đỡ tốn kém. Tuy vậy, đây chỉ là cách tạm thời vì môi trường nước sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng khi các loại rác thải sản sinh ra chất phân hủy không vệ sinh.
Thành phố Hà Nội đến nay vẫn chưa thể thực hiện được việc xử phạt các hành vi của người dân đổ chất thải ra nơi công cộng. Thêm nữa nhân dân cũng chưa thực sự có ý thức giữ gìn vệ sinh và tuân thủ nội quy. Chừng nào con người còn chưa nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi sinh hoạt của mình thì rác vẫn thải ra môi trường trong khi việc xử lý lại vô cùng hạn chế.
Trong rác thải 60% là số chất thải rắn sinh hoạt nên càng khiến cho việc xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn. Nếu áp dụng được việc phân loại rác ngay từ ban đầu thì việc xử lý chôn lấp, phân loại chất rắn sinh hoạt và xử lý đến công đoạn tái chế sẽ giảm thiểu được nhiều chi phí và công sức.
Rác thải ùn ứ khắp nơi
Nên khuyến khích giảm thuế với các sản phẩm làm từ rác để cá nhân mỗi người sẽ tự biết tái chế đồ dùng còn sử dụng được thay vì thải ra môi trường. Túi nilon nên thay thế bằng các vật liệu dễ phân hủy hơn với giá thành tương đương.
Với tốc độ phát triển như hiện nay, câu chuyện quản lý rác thải sinh hoạt vẫn đang là mục tiêu giải quyết của Thành phố Hà Nội, hướng đến thành phố xanh, sạch, đẹp nhưng đây là một thách thức không dễ vượt qua.
Việt Nam đang tích cực vận dụng sáng tạo kinh nghiệm từ các nước bạn vào nước ta đem lại cho đô thị Việt Nam nói riêng và toàn đất nước việt Nam nói chung một sự thay đổi lớn về vấn đề quản lý rác thải. Với một môi trường trong sạch, xanh, đẹp, đất nước Việt Nam sẽ càng có thêm điều kiện phát triển để vươn xa hơn nữa trong tương lai.
Xem thêm >>> Những giải pháp hiệu quả để xử lý rác thải sinh hoạt