Thực trạng ô nhiễm không khí ở Đà Nẵng và các thành phố khác
Ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội, trong đó vấn về ô nhiễm không khí là rất hệ trọng vì khó kiểm soát và các cách khắc phục khá phức tạp. Dưới đây là thực trạng ô nhiễm không khí ở Đà Nẵng và các thành phố khác khu vực miền Nam.
Nội dung tóm tắt
1. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Đà Nẵng
Có thể nói Đã Nẵng là một trong những nơi kiểm soát được mức độ ô nhiễm không khí. Thành phố đã duy trì chỉ số không khí sạch bằng việc đảm bảo tính khả dụng và chất lượng của dữ liệu chất lượng không khí, giảm phát thải khí thải từ nguồn di động, giảm phát thải khí thải từ nguồn tĩnh, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và sử dụng nhiên liệu sạch hơn. Chất lượng môi trường không khí được cải thiện nhiều hơn.
Còn lại, chỉ một số nơi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí chủ yếu là do xây dựng hoạt động cơ sở hạ tầng, mở rộng và thu hút đầu tư ngày càng nhiều tại các KCN như Liên Chiểu, Tây KCN Hòa Khánh và Ngã 5 Trần Bình Trọng. Đồng thời, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo sự gia tăng dân số thành thị, mật độ tham gia giao thông lớn, phát triển của các hoạt động thương mại, dịch vụ … cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh.
Xem thêm: Hiện nay mức ô nhiễm không khí ở TPHCM như thế nào?
2. Giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí ở Đà Nẵng
Ở Đà Nẵng, ô nhiễm không khí vẫn nằm trong tầm kiểm soát cũng bởi sự đồng lòng của toàn thể cán bộ và nhân dân. Thành phố đã kiên quyết xử lý, từ chối cấp phép đối với những dự án, công ty không đảm bảo điều kiện môi trường như xử lý phế liệu, vệ sinh mặt bằng nhà xưởng, bảo dưỡng thiết bị, che chắn nhà xưởng sản xuất… Đồng thời xây dựng các quy chế đấu thầu, quy chế quản lý hoạt động … tại các khu công nghiệp sản xuất.
Đồng thời, thành phố tích cực đầu tư các tuyến xe buýt với chất lượng xe, chất lượng chuyến đi rất đảm bảo và triển khai trợ giá cho hành khách nhằm thu hút, khuyến khích nhiều người sử dụng.
Tích cực tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Tập huấn cho 45 cơ quan, đơn vị về sử dụng tiết kiệm năng lượng, tuyên truyền cho 1.000 hộ, doanh nghiệp nhỏ về giải pháp tiết kiệm năng lượng. Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái với mục đích giữ gìn môi trường, cải thiện hơi thở cho thành phố.
Click ngay: Thực trạng mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện nay
3. Tình trạng ô nhiễm không khí ở Sài Gòn như thế nào?
TP Hồ Chí Minh có mức ô nhiễm không khí đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Jakarta của Indonesia và đứng thứ 12 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất trên Thế Giới. Với hơn 10 triệu phương tiện giao thông tham gia mỗi ngày gây tắc nghẽn giao thông dẫn đến lượng khí thải độc hại ra môi trường lớn. Hơn 1000 nhà máy công nghiệp thải ra môi trường lượng khói bụi dày đặc. Đồng thời, hoạt động từ các công trường xây dựng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường không khí. Hiện nay, TP HCM đang tích cực phối hợp cùng các cơ quan đoàn thể triển khai các phương án nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, góp phần cải thiện môi trường sống xung quanh.
4. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Cần Thơ
Về chất lượng môi trường không khí tại TP Cần Thơ nhìn chung còn tốt, hầu hết các thông số tại các điểm quan trắc đều đạt so với các quy chuẩn so sánh. Tuy nhiên, ở các điểm có mật độ giao thông cao, các công trình xây dựng thì nồng độ bụi lơ lửng, các chất gây ô nhiễm không khí như NO2, SO2 thường vượt mức cho phép vào các giờ cao điểm. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn cũng xảy ra gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư và cộng đồng.
Trên đây là thực trạng ô nhiễm không khí ở Đà Nẵng và các thành phố khác khu vực miền Nam. Các cấp chính quyền và người dân hãy đồng lòng đồng sức nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chung tay vì một môi trường xanh sạch đẹp.