Truyền hình thực tế Hàn- gợi mở quảng bá hình ảnh cho Việt Nam

Truyền hình thực tế Hàn- gợi mở quảng bá hình ảnh cho Việt Nam

Với tính lan truyền và phát triển mạnh ,truyền thông – mà cụ thể là truyền hình thực tế Hàn Quốc được chọn là một phương diện để quảng bá văn hóa Hàn. Đây là sự gợi mở để quảng bá hình ảnh quốc gia cho Việt Nam.

Những chương trình truyền  hình thực tế Hàn Quốc rất được đầu tư cả về kịch bản lẫn vật chất thực hiện. Chương trình mang tính giải trí cao, giúp người xem giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc, đem lại cho người xem có những tràng cười thoải mái nhất, cũng có lúc lại làm khán giả phải rơi nước mắt vì những tình tiết cảm động và đậm chất nhân văn. Vì thu hút được lượng khán giả vô cùng lớn mà việc lồng ghép quảng bá hình ảnh quốc gia vào các chương trình truyền hình thực tế là rất hợp lý và hiệu quả.

Không phải ngẫu nhiên chính phủ Hàn Quốc chọn truyền thông làm phương tiện để quảng bá văn hóa Hàn. Sử dụng tính lan truyền nhanh và tác động mạnh của truyền thông mà chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng nó như một biện pháp hiệu quả để đưa đất nước mình đến với nhiều người dân Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Quảng bá hình ảnh được xem là một trong những nhiệm vụ to lớn được đặt ra của hệ thống truyền thông của quốc gia này. Nội dung của những kênh truyền hình này đều nhấn vào hình ảnh đất nước với nền văn hóa vừa truyền thống, vừa hiện đại. Bài học kinh nghiệm và phương hướng với Việt Nam

Một số cuộc  khảo sát ý kiến của những khán giả trẻ cho thấy, Việt Nam ta có thể rút kinh nghiệm cũng như đề ra những phương hướng và giải pháp riêng phù hợp với mình.

Tăng cường đầu tư và phát triển đa dạng những chương trình thực tế

Trong quá trình xã hội hóa truyền hình, sau rất nhiều cố gắng tìm tòi những định dạng truyền hình thực tế thuần Việt mà chưa thành công, những nhà đài buộc phải bạo tay chi tiền để mua bản quyền các chương trình đang “hot” từ những nước có nền công nghiệp giải trí phát triển. Đây là lý do mà những gameshow được gắn mác truyền hình thực tế như: Vietnam’s Got Talent, Vietnam Idol, Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, The Voice, Thử thách cùng bước nhảy, Master Chef… liên tục đổ bộ, chiếm sóng  trên những kênh truyền hình.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực

Đội ngũ này cần đảm bảo về phẩm chất, đạo đức, có tính kỉ luật, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực và lòng yêu nghề, cũng như luôn biết cập nhật thông tin nhanh nhạy, đặc biệt cần ý thức được tầm quan trọng, vai trò của thông tin đối ngoại trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia ra Thế giới bên ngoài.

Lựa chọn những đối tượng tham gia

Những đối tượng làm nên một show truyền hình thực tế là khách mời, người chơi, giám khảo. Khách mời trong chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam là những nghệ sĩ nổi tiếng, những người được yêu thích. Thế nhưng, trong quá trình tham gia chương trình, vì những tình huống ứng xử kém duyên mà vô tình tạo ra scandal hay cố tình đánh bóng tên tuổi bản thân gây mất cảm tình của khán giả cho chính khách mời cũng như cho chương trình.

Nói về vấn đề này,bạn Phương Vân ( sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi : Khi theo dõi Bước nhảy hoàn vũ, rất nhiều lần ngỡ ngàng trước những pha “cướp lời” khi bất đồng quan điểm giữa giám khảo Khánh Thi và Trần Ly Ly. Đặc biệt, đó còn là cách cho điểm thiếu đồng đều khó thuyết phục của giám khảo. Vừa khen hết lời xong, giám khảo này vẫn cho thí sinh điểm 7, hoặc ngược lại, dù tỏ ra không thích nhưng lại hào phóng cho điểm 9-10.

Chính vì thế, bên cạnh yếu tố nội dung và hình thức, những chương trình truyền hình thực tế có thu hút, hấp dẫn hay không còn bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố khách mời , ban giám khảo trong chương trình đó.

 

greennewstv