Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của con người. Vậy ô nhiễm không khí là gì? Làm thế nào để khắc phục được nó. Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Nội dung tóm tắt

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa, gây các biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là gì?

Nguyên nhân ô nhiễm không khí

Nguyên nhân ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Ông Mai Trọng Thái – Chi cục trưởng Chi cục Tài nguyên và Môi trường cho biết ô nhiễm không khí có nguyên nhân khách quan là do thời tiết và biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng nghịch nhiệt. Ngoài ra còn do các nguồn phát thải tăng, tác động từ thói quen đốt rơm rạ, đốt than tổ ong làm ảnh hưởng lớn đến tình trạng ô nhiễm không khí.

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội có 55.000 bếp than tổ ong, mỗi ngày đốt tới 528 tấn than, phát thải ra môi trường khoảng 1.870 tấn khí CO2 , đây chính là nguồn gây ô nhiễm không nhỏ cho thủ đô.

Trong khi đó, việc gia tăng các phương tiện cá nhân với lượng phát thải chưa kiểm soát được cũng khiến không khí trở nên ngột ngạt. Theo ông Bùi Danh Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, hiện tại Hà Nội đang có đến 6,6 triệu phương tiện, trong đó xe máy là 5,7 triệu chiếc thải khói ra môi trường mỗi ngày.

Khi tắc đường kéo dài, động cơ xe vẫn phải hoạt động liên tục khiến cho lượng khí thải phát ra lớn hơn. Lượng khí thải này bao phủ trong phạm vi chật hẹp nên người dân hít phải nhiều khí độc.

Ông Vũ Đăng Định – người phát ngôn UBND TP Hà Nội, còn cho biết thêm nguyên nhân gây ôn nhiễm không khí còn do tình trạng xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Ô nhiễm môi trường không khí là gì?

Ô nhiễm môi trường không khí là gì?

Các nguyên nhân khác là: đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận; tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa.

>>>> Tham khảo thêm: Chỉ số ô nhiễm không khí và những thông tin cần nắm

Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài các nguyên nhân do khách quan từ biến đổi khí hậu, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, công trình xây dựng, khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố thì còn có nguyên nhân khác là do hoạt động hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh khuếch tán sâu xuống khiến thành phố luôn nhiều mây, không có nắng.

Cùng với đó là nền nhiệt độ thấp có mưa gián đoạn trên diện rộng, độ ẩm không khí cao và trong khí quyển có các hạt nhân ngưng kết, hơi nước bám vào tạo ra lớp mù.

Ngoài ra, do trời không có nắng, không có đủ bức xạ làm nóng mặt đất tạo ra lớp nghịch nhiệt làm cho không khí ô nhiễm nằm sát mặt đất không phát tán lên cao được, lớp mù ngày càng dày đặc và lâu tan hơn.

Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí

Để ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể.

Biện pháp khắc phục thông qua kỹ thuật:

  • Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ dầu mazut, than đá bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
  • Sáng tạo ra các dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm để thay thế những loại máy móc, công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm.

Mức độ ô nhiễm không khí ở hà nội đang ở mức báo động

Mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức báo động

Biện pháp khắc phục thông qua quy hoạch:

  • Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
  •  Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu các phương tiện tham gia giao thông và giảm thiểu ùn tắc qua đó giảm được lượng khói bụi và khí thải.
  • Trồng nhiều cây xanh trong thành phố, đặc biệt là các khu vực có nhiều phương tiện qua lại và bị ùn tắc.

Trên đây là những nguyên nhân và một số giải pháp để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm không khí. Hi vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

greennewstv