Khán giả chán ngán với chiêu trò drama trên sóng truyền hình thực tế
Chương trình truyền hình thực tế (THTT) đang là chương trình truyền hình thu hút đông đảo khán giả theo dõi và yêu thích. Theo số liệu thống kê, hiện Việt Nam có hơn 50 chương trình truyền hình thực tế đủ thể loại lớn nhỏ phát sóng trên nhiều kênh từ quốc gia đến địa phương. Tuy nhiên, điều đáng nói là các chương trình này có thật sự “thực tế” như tên gọi hay không?
Chương trình thực tế liệu có còn hấp dẫn?
Các chương trình truyền hình thực tế hiện nay đang được các nhà sản xuất làm mưa làm gió trên sóng truyền hình nhưng không thể kiểm soát hết nội dung. Từ các vấn đề tạo scandal, nói xấu nhau trên truyền hình đang trở thành những chiêu trò phổ biến của motip các chương trình truyền hình thực tế.
Đủ chiêu trò drama
Chương trình truyền hình thực tế (THTT) bùng nổ hàng loạt chương trình giải trí trong các năm qua như Vietnam’s Idol, Cặp đôi hoàn hảo, Giọng hát Việt (The Voice), Nhân tố bí ẩn (The X-Factor), Vua Đầu bếp (Master Chef), Thử thách cùng bước nhảy, Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s Got Talent)… được rất nhiều khán giả đón nhận và chờ đợi mỗi tập phát sóng.
Cô Đinh Thu Ngân, giảng viên trường Cao đẳng y khoa phạm ngọc thạch chia sẻ ý kiến chúng ta không thể phủ nhận, chương trình thực tế có nhiều điểm nhấn thú vị, lột tả được cảm xúc của nhân vật. Đây cũng là fomat chương trình được cả thế giới đón nhận nhưng nếu mang thí sinh ra để mua vui thì khán giả cũng sẽ quay lưng sớm hay muộn.
Điều đáng tiếc là cùng với sự tăng nhanh về số lượng là sự giảm dần về chất lượng. Vẫn với format cũ, những gương mặt giám khảo quen thuộc, dàn thí sinh nhạt dần qua mỗi mùa là nguyên nhân khiến các chương trình giảm chất lượng. Nhưng thay vì tạo điểm hấp dẫn mới hoặc mạnh dạn hơn là “đóng cửa” thì nhiều chương trình lại lựa chọn phương án tạo ra scandal để giải quyết vấn đề.
Không ít chương trình THTT đã bị khán giả quay lưng và nhận xét gay gắt tuy nhiên vì “câu view” họ bỏ ngoài tai tất cả sẵn sàng mang cả đời tư cá nhân lên để tạo thêm hiệu ứng gay gắt. Nhàm chán đến nỗi chương trình nhưu sắp đặt tất cả kịch bản cho thí sinh chỉ việc diễn theo. Muốn được nổi tiếng cũng sẽ được nổi tiếng theo cách này hay cách khác. Nhà sản xuất đã sắp xếp thì thí sinh chỉ diễn theo kịch bản mà mất hết sự tự nhiên của thí sinh tham gia.
Nhà sản xuất giải thích rằng họ chịu áp lực rất lớn về tính hấp dẫn, thu hút của chương trình. Nếu chương trình không hấp dẫn, thu hút lượng người khủng thì cũng đồng nghĩa với việc khó bán quảng cáo, doanh thu thấp, ít lợi nhuận.
Các show truyền hình TT luôn cần nhiều chiêu trò để thu hút sự chú ý của công chúng.
Chương trình tập trung khai thác tối đa các nhân vật, tìm xem ở mỗi nhân vật có những yếu tố nào có thể ăn khách, có thể mang về lượt người xem trên youtube như mơ. Từ lạ đến khác biệt, tiêu cực hay tiêu cực đều được chương trình mang lên khai thác rồi nêm nếm cho thêm thú vị, càng tranh cãi càng nhiều lượt tìm kiếm truy cập.
Nhất là các chương trình dành cho thí sinh nhỏ tuổi trên truyền hình, các em đang bị mang ra khai thác và lợi dụng rất nhiều qua sự ngây thơ, thật thà để đánh vào cảm xúc của khán giả. Đó chính là cách khai thác nhân vật một cách thái quá, lợi dụng chương trình để PR thu hút người xem kéo theo nhiều hệ lụy sau khi phát sóng.