Thi khối nào để học ngành Phát thanh – Truyền hình?

Thi khối nào để học ngành Phát thanh – Truyền hình?

Thi khối nào để học ngành Phát thanh – Truyền hình là thắc mắc của không ít các sĩ tử hiện nay. Điều đó khiến các bạn hao tốn quá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, nghiên cứu trước khi bước ngưỡng cửa Đại học. Thế nhưng bạn đừng quá lo vì bài viết này sẽ mang đến cái nhìn khái quát về ngành cũng như đâu là tổ hợp môn thích hợp cho ngành Phát thanh – Truyền hình.

Nếu có định hướng theo ngành Phát thanh – Truyền hình để tham gia vào đội ngũ truyền thông của nước nhà thì các sĩ tử nên chuẩn bị kiến thức đa dạng bao gồm hiểu biết trong sách vở và thực tế đời sống. Với kiến thức rộng và sâu bạn có thể vượt qua những tình huống thực tế trong bài thi sắp tới.

Học khối nào để thi ngành Phát thanh truyền hình

Học khối nào để thi ngành Phát thanh truyền hình

Nội dung tóm tắt

Học ngành Phát thanh – Truyền hình thì thi khối nào?

Theo ông Nguyễn Bắc Son (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông) cho biết: “Hiện nay Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình báo chí, với hơn 800 cơ quan. Đặc biệt chưa nước nào có nhiều đài truyền hình như Việt Nam, với hơn 300 kênh phát thanh, truyền hình phát sóng hàng ngày”. Kèm theo đó, số lượng trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp được phép đào tạo ngành Phát thanh – Truyền hình cũng khá đông.

Trước khi chọn theo học khối ngành Truyền hình thì bạn cần hiểu rõ ngành này như thế nào cũng như công việc sẽ làm khi ra trường. Theo đó, ngành Phát thanh – Truyền hình sẽ đào tạo bạn thành các nhà báo chuyên nghiệp có khả năng đảm nhiệm vai trò phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình. Ngoài ra, với ngành học này bạn còn có thể làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng hoặc công tác tại các bộ phận đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí.

Điểm chuẩn ngành Phát thanh Truyền hình không chênh lệch nhiều

Học phát thanh truyền hình

Học phát thanh truyền hình

Ngành Phát thanh – Truyền hình hiện nay đang được xét tuyển theo các tổ hợp môn khá đa dạng nên cơ hội theo “nghiệp Báo chí” luôn rộng mở. Về phương thức xét tuyển thì nhìn chung các trường có ngành này sẽ sử dụng các tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa, Văn – Sử – Địa và Toán – Văn – Anh Văn thuộc khối A, C và D1. Bên cạnh đó, một số trường còn chọn phương thức xét tuyển học bạ THPT theo kết quả học tập năm lớp 12. Cụ thể, thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tổng điểm ba môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 18 điểm trở lên.

Đặc biệt với những tổ hợp môn xét tuyển như vậy, điểm trúng tuyển ngành Phát thanh – Truyền hình không có sự chênh lệch quá lớn giữa các trường. Vì lẽ đó các thí sinh có thể chọn cho mình một ngôi trường, một địa chỉ học tập và rèn luyện phù hợp với năng lực cũng như đam mê của chính mình.

Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp các sĩ tử định hướng việc ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn sớm “vượt vũ môn” và trở thành thành viên của ngôi nhà Báo chí Việt Nam.

greennewstv