Cơ khí là gì? Cơ hội việc làm của ngành cơ khí

Cơ khí là gì? Cơ hội việc  làm của ngành cơ khí

Ngày nay với sự phát triển kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng nghĩa với mọi công việc của con người được thay thế bằng máy móc.Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc về câu hỏi cơ khí là gì và kỹ thuật cơ khí có những ngành nào? 

Nội dung tóm tắt

Cơ khí là gì?

Cơ khí là một ngành khoa học kỹ thuật, ngành then chốt trong việc phát triển kinh tế – xã hội có tính ứng dụng cao, giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và đời sống. Cơ khí giúp tạo ra các sản phẩm thiết bị máy móc và các công cụ thay thế quá trình lao động thủ công, phục vụ các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong doanh nghiệp. Đồng thời cũng tạo ra các sản phẩm dân dụng ứng dụng vào đời sống con người.

Cơ khí là gì?
Cơ khí là gì?

Xem thêm: Khí amoniac là gì?

Ngoài ra, cơ khí còn được ứng dụng trong việc thiết kế và sửa chữa thuộc các lĩnh vực như:  ô tô, máy bay, các phương tiện giao thông khác, đồ dùng gia đình, vũ khí, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh,..

Thông thường, kỹ thuật cơ khí được coi là bao gồn các lĩnh vực nhỏ hơn như:

  1. Cơ học: Tĩnh học; Động học; Động lực học (Statics; Kinetics; Dynamics);
  2. Khoa học vật liệu (Materials Sicence);
  3. Thiết kế và chế tạo cơ khí (Mechanical Design and Manufacturing);
  4. Nhiệt-Năng lượng-Cơ học chất lưu (Thermo-Energy-Fluid Mechanics);
  5. Điều khiển, Robots (Control and Robotics).

Như vậy, kỹ thuật cơ khí cần sự am hiểu các kiến thức cốt lõi như: Cơ học (tĩnh học, động học, động lực học); Nhiệt động lực học, năng lượng; Khoa học vật liệu; Kỹ thuật điều khiển. Ngoài ra, kỹ thuật cơ khí còn sử dụng các công cụ hiện đại với sự trợ giúp của máy tính (Computer-Aided Design – CAD; Computer-Aided manufacturing – CAM) trong thiết kế sản xuất các chi tiết, máy móc cơ khí, các hệ thống nhiệt, làm lạnh, các hệ thống trong giao thông như máy bay, tàu thủy, robot, thiết bị y học, vũ khí, v.v.

Thợ cơ khí là gì?

Thợ cơ khí là một ngành nghề trong xã hội (nhất là xã hội công nghiệp), trong đó, một thợ  sử dụng các công cụ, phụ tùng một cách thành thạo để lắp đặt, thay thế, phục hồi, sửa chữa máy móc hoặc sửa chữa để vận hành máy móc.
Thợ cơ khí là gì?
Thợ cơ khí là gì?
Xem thêm: Khí dung là gì?

Thợ cơ khí làm gì?

Mỗi loại thợ cơ khí sẽ có công việc đặc thù riêng gắn với loại máy móc, thiết bị, phương tiện thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng về cơ bản công việc của thợ cơ khí thường bao gồm:
–      Tuân thủ theo danh mục những thủ tục, bộ phận cần khám xét, kiểm tra.
–      Chạy thử các phương tiện để tìm ra các bộ phận hoạt động không tốt.
–      Kiểm tra hệ thống phanh, động cơ lái, bộ chuyền động và các bộ phận khác của phương tiện.
–       Sử dụng các công cụ, phụ tùng một cách thành thạo.
–      Hàn, lắp ráp, chế tạo, hoàn thiện các chi tiết máy móc.
–      Làm công việc bảo dưỡng hàng ngày như thay dầu, kiểm tra pin, bôi trơn các thiết bị.
–      Sửa chữa và thay thế các bộ phận, phụ tùng, thiết bị điện và cơ khí đã hỏng.
–      Tháo gỡ và lắp đặt lại các bộ phận.
–      Kiểm tra chạy thử lại các phương tiện để đảm bảo chúng đã chạy tốt.
–      Tìm hiểu nguyên nhân sự cố, sửa chữa, phục hồi theo ý kiến, mong muốn của khách hàng.

Thợ cơ khí cần có những kỹ năng gì?

    Để có thể tham gia lao động vào nghề cơ khí, các doanh nghiệp, nguời thuê lao động luôn đòi hỏi các kiến thức và kỹ năng mà bạn cần phải rèn luyện như sau:
+ Kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật: vì hầu hết các chi tiết được đặt hàng đều thông qua bản vẽ kỹ thuật, bạn sẽ nhận lấy bản vẽ kỹ thuật của chi tiết cơ khí sẽ gia công, vì vậy, nếu không đọc được bản vẽ bạn sẽ không thể làm được bất cứ điều gì.
+ Kỹ năng gia công sản phẩm trên máy tiện.
+ Kỹ năng gia công sản phẩm trên máy phay
+ Kỹ năng hàn: hàn có nhiều kỹ thuật khác nhau, công nghệ sử dụng cũng nhiều. Để đáp ứng được yêu cầu công việc trong môi trường công nghiệp, bạn phải được rèn luyện phát triển kỹ năng hàn của bản thân.
+ Kỹ năng an toàn lao động và làm việc chuyên nghiệp.
Có thể nói hiện nay, cơ khí là một trong số những ngành nghề “hot” nhất tại nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc!

Ngân